IRS-CI liệt kê 10 vụ việc nổi bật nhất trong năm 2021

Những vụ việc này bao gồm trốn thuế, mưu đồ Ponzi, gian lận liên quan đến COVID, tội phạm mạng

IR-2022-04, ngày 7 tháng 1 năm 2022

WASHINGTON — Văn Phòng Điều Tra Hình Sự của Sở Thuế Vụ (IRS-CI) bắt đầu liệt kê 10 vụ việc nổi bật nhất trong niên lịch 2020 trên tài khoản Twitter (tiếng Anh) của mình vào ngày 3 tháng 1. Những vụ việc này bao gồm các cuộc điều tra quan trọng và nổi bật nhất của IRS trong năm 2021.

Jim Lee, Giám Đốc IRS-CI, cho biết: "Công việc điều tra trong năm 2021 gay cấn như phim truyền hình – biển thủ quỹ từ tổ chức phi lợi nhuận, đường dây lừa đảo trong gia đình đã đánh cắp hàng triệu đô la trong quỹ cứu trợ COVID và mưu đồ Ponzi trị giá 1 tỷ đô la được sử dụng để mua các đội thể thao và phương tiện xa hoa. Nhưng đây là những vụ việc có thật và tôi rất biết ơn các đặc vụ của IRS-CI vì đã theo đuổi những đầu mối này cũng như đảm bảo rằng thủ phạm sẽ phải bị truy tố vì tội ác của chúng".

Danh sách 10 vụ việc nổi bất nhất của IRS-CI trong năm 2021 gồm có:

10. Cặp vợ chồng tại Albuquerque bị kết án tù liên bang trong vụ Ayudando Guardians 

Susan HarrisWilliam Harris lần lượt bị kết án 47 năm và 15 năm tù liên bang. Họ đã đánh cắp tiền từ Ayudando Guardians Inc., một tổ chức phi lợi nhuận cung cấp quyền giám hộ, quyền bảo hộ và quản lý tài chính cho hàng trăm người có nhu cầu đặc biệt.

9. Người đàn ông tại Rochester bị kết án tù và phải bồi thường hàng triệu đô la do tham gia vào mưu đồ Ponzi lừa đảo các nhà đầu tư với số tiền lên đến hàng triệu đô la (tiếng Anh)

John Piccarreto, Jr. đã bị kết án 84 tháng tù giam liên bang và yêu cầu phải trả số tiền bồi thường tổng cộng là $19.842.613,66 sau khi anh ta bị kết tội âm mưu gian lận thư từ và nộp tờ khai thuế sai. Anh ta đã cùng với những người khác âm mưu chiếm đoạt tiền thông qua mưu đồ Ponzi lừa đảo đầu tư.

8. Cặp chị em ở Orlando bị kết án vì thực hiện mưu đồ gian lận thuế lên đến $25 triệu (tiếng Anh)

Petra Gomez và đồng phạm là em gái mình, Jakeline Lumucso, lần lượt bị kết án tám năm và bốn năm tù liên bang. Họ điều hành doanh nghiệp khai thuế với năm địa điểm ở trung tâm Florida và đã khai hơn 16.000 tờ khai thuế gian lận cho khách hàng từ năm 2012 đến năm 2016, với tổng thiệt hại ước tính mà IRS phải chịu là $25 triệu.

7. Người sáng lập ngân hàng người Nga bị kết án vì trốn thuế xuất ngoại khi từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ (tiếng Anh)

Ông Oleg Tinkov, hay còn gọi là Oleg Tinkoff, bị buộc phải trả hơn $248 triệu tiền thuế đồng thời bị kết án treo một năm cộng với khoảng thời gian tạm giam vì lý do trong quá trình từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ, ông ta đã không khai báo với IRS về khoản lợi nhuận cổ phiếu lớn sau khi công ty do ông thành lập trở thành công ty đại chúng trị giá hàng tỷ đô la.

6. Người đàn ông tại Ontario điều hành hoạt động kinh doanh trao đổi bitcoin không có giấy phép trị giá hàng triệu đô la bị kết án 3 năm tù liên bang (tiếng Anh)

Hugo Sergio Mejia đã bị kết án ba năm tù liên bang và bị buộc giao nộp mọi tài sản có được từ việc điều hành hoạt động kinh doanh không có giấy phép đã trao đổi ít nhất $13 triệu thành bitcoin và tiền mặt và ngược lại, hầu hết là cho những kẻ buôn ma túy. Anh ta đã tính phí hoa hồng cho các giao dịch và thành lập các công ty riêng rẽ để che giấu hoạt động thực sự của mình.

5. Chủ sở hữu sàn giao dịch bitcoin bị kết án tù vì tội rửa tiền

Rossen G. Iossifov, quốc tịch Bulgaria, đã bị kết án 121 tháng tù liên bang do tham gia vào mưu đồ trên các trang mạng bán hàng và đấu giá trực tuyến phổ biến — chẳng hạn như CraigslisteBay — quảng cáo sai những hàng hóa có giá cao (điển hình là xe cộ) nhưng không có thật. Sau khi nạn nhân gửi tiền thanh toán hàng hóa, những kẻ lừa đảo tham gia vào mưu đồ rửa tiền phức tạp, trong đó những đồng phạm hoạt động tại Hoa Kỳ sẽ nhận tiền của nạn nhân, chuyển những khoản tiền này thành tiền điện tử rồi chuyển số tiền này cho những kẻ rửa tiền ở nước ngoài.

4. Cựu mục sư của nhà thờ Quận Orange bị kết án 14 năm tù liên bang vì lừa gạt nhiều nhà đầu tư với số tiền là $33 triệu (tiếng Anh)

Kent R.E. Whitney, cựu mục sư của Church of the Health Self, đã bị kết án 14 năm tù liên bang và phải bồi thường $22,66 triệu cho các nạn nhân sau khi lừa các nhà đầu tư với số tiền là $33 triệu bằng cách dàn dựng một vụ lừa đảo đầu tư vào nhà thờ. Theo chỉ đạo của anh ta, các đại diện của nhà thờ đã xuất hiện trên truyền hình và các cuộc hội thảo trực tiếp để đưa ra những tuyên bố sai sự thật và gây hiểu lầm nhằm thu hút nạn nhân đầu tư vào các tổ chức của nhà thờ. Các nạn nhân đã bỏ ra hơn $33 triệu cho nhà thờ và được gửi bản kê khai hàng tháng giả. Những bản kê khai này khiến họ an tâm rằng tiền của mình đã được đầu tư, trong khi thực tế là có rất ít hoặc không có khoản đầu tư nào được thực hiện.

3. Người đàn ông tại Làng Prairie bị kết án 12 năm vì gian lận $7,3 triệu tiền từ các khoản vay ngắn hạn lãi suất cao và trốn $8 triệu tiền thuế

Joel Tucker bị kết án 12 năm và sáu tháng tù liên bang và phải bồi thường hơn $8 triệu cho IRS sau khi bán thông tin sai lệch hoặc khoản nợ không có thật cho những doanh nghiệp cho vay ngắn hạn và không nộp tờ khai thuế liên bang – cho bản thân hoặc doanh nghiệp của ông ta – cho IRS trong nhiều năm.

2. Chủ sở hữu DC Solar bị kết án 30 năm tù vì thực hiện mưu đồ Ponzi trị giá tỷ đô (tiếng Anh)

Jeff Carpoff, chủ sở hữu của DC Solar có trụ sở tại California, đã bị kết án 30 năm tù liên bang và bị buộc giao nộp số tài sản trị giá $120 triệu cho chính phủ Hoa Kỳ để bồi thường cho nạn nhân, sau khi tạo ra mưu đồ Ponzi liên quan đến việc bán hàng nghìn đơn vị máy phát điện năng lượng mặt trời di động (MSG) đã sản xuất nhưng thực tế là không có thật. Ông đã thực hiện hành vi gian lận kế toán và doanh thu từ hoạt động cho thuê, mua một đội thể thao, phương tiện sang trọng cũng như mua bất động sản và đội NASCAR với số tiền thu được.

1. Các thành viên trong một gia đình ở Thung Lũng San Fernando bị kết án nhiều năm tù vì gian lận hàng chục triệu đô la tiền cứu trợ COVID (tiếng Anh)

Gia đình Ayvazyan đã phải nhận những bản án từ 17,5 năm tù giam đến 10 tháng quản chế cho các tội danh từ gian lận ngân hàng và gian lận qua thiết bị truyền thông liên lạc cho đến trộm cắp danh tính với mức độ nghiêm trọng cao. Gia đình này đã sử dụng danh tính bị đánh cắp và danh tính giả để nộp 150 đơn xin gian lận để nhận tiền cứu trợ COVID dựa trên hồ sơ sổ lương và tài liệu thuế giả cho Cơ Quan Quản Lý Doanh Nghiệp Nhỏ, sau đó sử dụng số tiền nhận được để mua nhà ở xa xỉ, tiền vàng, túi xách hàng hiệu, đồ trang sức và nhiều thứ khác. Richard Ayvazyan và vợ, Terabelian đã cắt thiết bị giám sát đeo ở mắt cá chân và bỏ trốn trước phiên tòa tuyên án; họ hiện vẫn đang lẩn trốn.

Theo dõi IRS-CI trên Twitter @IRS_CI (tiếng Anh) để tìm hiểu thêm.

IRS-CI là chi nhánh điều tra tội phạm của IRS, chịu trách nhiệm thực hiện các cuộc điều tra tội phạm tài chính, bao gồm gian lận thuế, buôn bán ma tuý, rửa tiền, tham nhũng của công, gian lận trong chăm sóc sức khoẻ, trộm cắp danh tính và những hành vi khác. Đặc vụ của IRS-CI là những đặc vụ thực thi pháp luật liên bang duy nhất có thẩm quyền điều tra đối với các hành vi vi phạm Luật Thuế Vụ với tỷ lệ án giải quyết của liên bang là gần 90%, một con số đáng tự hào. Cơ quan này có 20 văn phòng khu vực đặt trên khắp nước Mỹ cùng với 11 văn phòng tùy viên ở nước ngoài.