Hãng bảo hiểm tương hỗ là hãng do những người đứng tên trong hợp đồng bảo hiểm làm chủ, và quyền sở hữu này không ở dạng cổ phiếu. Kỳ hạn sở hữu của chủ hợp đồng bảo hiểm được định rõ trong hợp đồng. Khi hãng bảo hiểm tương hỗ giải thể cơ chế hỗ tương và trở thành công ty cổ phần thì nói chung người chủ hợp đồng hội đủ điều kiện thường chọn cách lấy cổ phiếu mới phát hành của hãng vừa thành lập hoặc lấy tiền mặt. Đồng thời, điều chỉnh duy nhất ở hợp đồng bảo hiểm là đổi tên hãng phát hành và loại bỏ quyền biểu quyết và thanh lý. Nói chung, giải thể tương hỗ là một cách tái lập cơ cấu được miễn thuế theo đoạn 368 của Bộ Luật Thuế Vụ. Để biết thêm thông tin, xin xem Ấn Phẩm 550, Thu Nhập và Chi Phí Đầu Tư (tiếng Anh). Nếu cách giải thể tương hỗ hội đủ điều kiện được xem là biện pháp tái lập cơ cấu miễn thuế và quý vị muốn lấy cổ phiếu thì trên phương diện tính thuế, sẽ xem như quý vị đã đổi quyền biểu quyết và thanh lý để lấy cổ phần của hãng giải thể tương hỗ. Thời gian nắm giữ cổ phiếu mới gồm cả thời kỳ làm chủ hợp đồng bảo hiểm tại hãng tương hỗ trước kia. Sẽ không công nhận bất c ứ tiền lời hay lỗ nào khi đổi quyền biểu quyết và thanh lý để lấy cổ phần. Nếu quý vị muốn lấy tiền mặt thay vì cổ phiếu của hãng tái lập cơ cấu được miễn thuế thì xem như quý vị đã nhận cổ phần rồi bán lại cho công ty (nghĩa là chuyển đổi cổ phiếu). Như vậy sẽ có tiền lời vốn phải trình báo tại Bảng D (Mẫu 1040), Lời và Lỗ Vốn (tiếng Anh) và trên Mẫu 8949, Mua Bán và Những Cách Phát Mãi Khác đối với Tài Sản Vốn (tiếng Anh). Nếu sở hữu hợp đồng bảo hiểm lâu hơn một năm tính đến ngày giải thể tương hỗ thì đó là lãi vốn dài hạn. Nếu sở hữu hợp đồng bảo hiểm trong vòng một năm hoặc ít hơn thì đó là lãi vốn ngắn hạn. Xin tham khảo đoạn 1223(1) của Bộ Luật Thuế Vụ.