Bạn có thể phải khai báo các giao dịch với tài sản điện tử tiền mã hóa và token độc nhất (NFT) trên tờ khai thuế của bạn. Thu nhập từ tài sản điện tử phải chịu thuế.

Câu hỏi thường gặp về giao dịch tiền ảo

Trên trang này

Tài sản điện tử là gì

Cho mục đích thuế của Hoa Kỳ, tài sản điện tử được coi là tài sản chứ không phải tiền tệ.

Một tài sản điện tử được lưu trữ điện tử và có thể được mua, bán, sở hữu, chuyển nhượng hoặc giao dịch.

Định nghĩa thuế của tài sản điện tử là bất kỳ đại diện điện tử của giá trị nào được ghi trên sổ cái phân phối được bảo mật bằng mật mã (chuỗi khối) hoặc công nghệ tương tự (Đạo luật Đầu tư Cơ sở hạ tầng và Việc làm (tiếng Anh)).

Ví dụ về tài sản điện tử

Bao gồm:

  • Convertible virtual currency and cryptocurrency such as Bitcoin (Tiền ảo có thể chuyển đổi và tiền mã hóa như Bitcoin)
  • Stablecoins (Xu ổn định)
  • Non-Fungible Tokens (Token độc nhất) (NFT)

Cách tài sản điện tử được sử dụng

Một tài sản điện tử có giá trị tương đương bằng tiền thật, hoặc hoạt động như một thay thế cho tiền tệ thật, được gọi là tiền ảo có thể chuyển đổi, ví dụ, tiền mã hóa. Nó có thể là:

  • Dùng để thanh toán cho hàng hoá và dịch vụ
  • Giao dịch bằng điện tử
  • Trao đổi cho hoặc chuyển đổi thành tiền thật hoặc các tài sản điện tử khác

Cách trả lời câu hỏi về tài sản điện tử trên tờ khai thuế của bạn

Trên tờ khai thuế liên bang năm 2023 của bạn, bạn phải trả lời "Yes (Có)" hoặc "No (Không)" cho câu hỏi về tài sản điện tử:

At any time during the tax year, did you: (a) receive (as a reward, award or payment for property or services); or (b) sell, exchange, or otherwise dispose of a digital asset (or a financial interest in a digital asset)? (Vào bất kỳ thời điểm nào trong năm thuế, bạn có: (a) nhận (dưới dạng thưởng, phần thưởng hoặc thanh toán cho tài sản hoặc dịch vụ); hoặc (b) bán, trao đổi hoặc xử lý tài sản điện tử (hoặc quyền lợi tài chính trong tài sản điện tử)?)

Một phiên bản của câu hỏi xuất hiện trong các tờ khai thuế này:

Nếu bạn không có giao dịch tài sản điện tử, trả lời "No (Không)"

Đánh dấu "No (Không)" trong ô tài sản điện tử nếu bạn:

  • Không sở hữu bất kỳ tài điện tử nào
  • Chỉ sở hữu hoặc nắm giữ tài sản điện tử trong ví hoặc tài khoản nhưng không tham gia vào bất kỳ giao dịch tài sản điện tử nào trong năm
  • Đã mua nhưng không bán tài sản điện tử bằng tiền tệ Hoa Kỳ hoặc tiền thật khác, kể cả thông qua nền tảng điện tử
  • Đã chuyển tài sản điện tử từ một ví hoặc tài khoản mà bạn sở hữu hoặc kiểm soát sang ví hoặc tài khoản khác mà bạn sở hữu hoặc kiểm soát (trừ khi bạn thanh toán phí giao dịch bằng tài sản điện tử. Đây sẽ là giao dịch tài sản điện tử)

Nếu bạn có các giao dịch tài sản điện tử, trả lời "Yes (Có)"

Nếu bạn trả lời “Yes (Có)”, xem cách khai báo các giao dịch tài sản điện tử

Đánh dấu "Yes (Có)" trong ô tài sản điện tử nếu bạn:

Nhận tài sản điện tử cho:

  • Thanh toán cho tài sản hoặc dịch vụ được cung cấp
  • Thưởng hoặc phần thưởng
  • Khai thác, staking (đặt cược) và các hoạt động tương tự
  • Airdrop do hard fork (chia nhánh cứng)

Xử lý, bán, trao đổi hoặc chuyển giao quyền sở hữu tài sản điện tử:

  • Cho một tài sản điện tử khác
  • Cho đô la Mỹ hoặc loại tiền tệ khác
  • Trao đổi hoặc giao dịch tài sản, hàng hóa hoặc dịch vụ với bất kỳ số lượng nào
  • Bằng cách trả phí chuyển nhượng bằng tài sản điện tử
  • Bằng việc chuyển quyền sở hữu hoặc lợi ích tài chính

Bạn có quyền lợi tài chính trong tài sản điện tử nếu bạn:

  • Được ghi nhận là chủ sở hữu của một tài sản điện tử
  • Có cổ phần sở hữu trong tài khoản nắm giữ một hoặc nhiều tài sản điện tử, bao gồm các quyền và nghĩa vụ để có được quyền lợi tài chính
  • Sở hữu một ví có tài sản điện tử

Cách khai báo giao dịch tài sản điện tử

Nếu bạn có các giao dịch tài sản điện tử, bạn phải khai báo chúng cho dù chúng có dẫn đến lãi hoặc lỗ chịu thuế hay không.

Bạn nên:

Lưu giữ hồ sơ

Nếu bạn có giao dịch tài sản điện tử, hãy lưu giữ hồ sơ tài liệu đó:

  • Mua, nhận, bán, trao đổi hoặc bất kỳ cách xử lý nào khác của tài sản điện tử
  • Giá trị thị trường hợp lý được đo bằng đô la Mỹ của tất cả các tài sản điện tử nhận được dưới dạng thu nhập hoặc thanh toán trong quá trình kinh doanh hoặc thương mại thông thường

Bộ Luật Thuế vụ và các quy định yêu cầu người đóng thuế phải duy trì đầy đủ hồ sơ để thiết lập các quan điểm được thể hiện trên tờ khai thuế thu nhập liên bang.

Tính lãi hoặc lỗ vốn của bạn

Để tính lãi hoặc lỗ vốn của một tài sản điện tử mà bạn bán hoặc xử lý trong một giao dịch, bạn sẽ cần thông tin này:

  • Loại tài sản điện tử
  • Ngày và giờ giao dịch
  • Số lượng đơn vị
  • Giá thị trường hợp lý tại thời điểm giao dịch (như được đo bằng đô la Mỹ)
  • Giá gốc của tài sản điện tử được bán hoặc xử lý

Tìm cách tính lãi hoặc lỗ, xác định các đơn vị được bán hoặc xử lý,  và xác định giá trị thị trường hợp lý cho tình huống của bạn: FAQ về giao dịch tiền ảo.

Nếu bạn sở hữu và sử dụng tài sản điện tử cho mục đích cá nhân hoặc đầu tư

Thu nhập sẽ bị đánh thuế dưới dạng lãi hoặc lỗ vốn khi bạn bán hoặc xử lý nó.

Nếu bạn nhận được một tài sản điện tử để đổi lấy hàng hóa hoặc dịch vụ trong bối cảnh kinh doanh

Thu nhập sẽ bị đánh thuế là thu nhập bình thường hoặc lỗ.

Tìm thông tin chi tiết về lãi hoặc lỗ vốn thông thường (tiếng Anh)

Làm thế nào để xác định xem lãi hoặc lỗ vốn của bạn là ngắn hạn hoặc dài hạn

  • Lãi vốn ngắn hạn - Nếu bạn giữ tài sản điện tử như một tài sản vốn trong một năm hoặc ít hơn trước khi bán, trao đổi, hoặc xử lý tài sản điện tử.
  • Lãi vốn dài hạn - Nếu bạn giữ tài sản điện tử như một tài sản vốn trong hơn một năm trước khi bán, trao đổi hoặc xử lý nó.

Tìm chi tiết về lãi và lỗ vốn ngắn hạn và dài hạn trong Bán và cách xử lý khác của tài sản, Ấn phẩm 544 (tiếng Anh).

Xác định giá gốc của bạn

Giá gốc của tài sản là chi phí của nó. Nói chung, giá gốc của một tài sản điện tử là chi phí bằng đô la Mỹ.

Cách bạn xác định giá gốc của mình đối với tài sản điện tử phụ thuộc vào loại giao dịch bạn có.

Tìm cách xác định giá gốc cho tình huống của bạn trong FAQ về giao dịch tiền ảo. Để xác định giá gốc của bạn, bạn sẽ cần thông tin này:

  • Loại tài sản điện tử bạn có được (ví dụ: bitcoin)
  • Ngày và giờ bạn mua tài sản điện tử đó
  • Số lượng đơn vị của tài sản điện tử đã mua
  • Giá trị thị trường hợp lý của tài sản điện tử khi được mua (được đo bằng đô la Mỹ)

Tìm chi tiết về giá gốc trong Giá gốc của tài sản, Ấn phẩm 551 (tiếng Anh).

Khai báo thu nhập từ tài sản điện tử trên đúng mẫu

Mẫu đơn bạn sử dụng phụ thuộc vào loại giao dịch:

Nếu bạn bán, trao đổi hoặc xử lý một tài sản điện tử bạn giữ như là một tài sản vốn

Sử dụng Mẫu 8949, Bán và những cách xử lý khác đối với Tài sản vốn (tiếng Anh).

Nếu bạn có thu nhập thông thường khác liên quan đến tài sản điện tử

Để khai báo cáo thu nhập từ chia nhánh, đặt cược, khai thác, v.v., sử dụng Mẫu 1040 (Bảng 1), Thu nhập bổ sung và Điều chỉnh thu nhập (tiếng Anh) PDF.

Nếu bạn đã tặng một món quà dưới dạng tài sản điện tử

Sử dụng Mẫu 709, Tờ khai thuế quà tặng (và Chuyển tiếp bỏ qua thế hệ) của Hoa Kỳ (tiếng Anh).

Nếu bạn được trả tiền như một nhân viên hoặc nhà thầu độc lập với tài sản điện tử

Đối với tiền lương bạn nhận được với tư cách là một nhân viên, hãy khai báo thu nhập tài sản điện tử trên Mẫu 1040, Tờ khai thuế thu nhập Hoa Kỳ cho Cá nhân.

Đối với các khoản thanh toán bạn nhận được với tư cách là một nhà thầu độc lập, hãy khai báo thu nhập tài sản điện tử trên Bảng C (Mẫu 1040), Lợi nhuận hoặc Lỗ từ kinh doanh (Doanh nghiệp cá thể).

Nếu bạn bán, trao đổi hoặc xử lý tài sản điện tử cho khách hàng

Khai báo những giao dịch này trên Bảng C (Mẫu 1040), Lợi nhuận hoặc Lỗ từ kinh doanh (Doanh nghiệp cá thể).

Để biết chi tiết, xem Hướng dẫn năm 2023 cho 1040 (và 1040-SR) (tiếng Anh).

Các câu hỏi thường gặp

Ấn phẩm

 Hướng dẫn

Liên quan

  • Bản tin IR-2024-178 (tiếng Anh) - Quy định cuối cùng yêu cầu các nhà môi giới giám sát báo cáo việc bán và trao đổi tài sản điện tử, bao gồm cả tiền mã hóa
  • Tờ thông tin 2024-23 (tiếng Anh) - Quy định cuối cùng và hướng dẫn liên quan của IRS về việc báo cáo của các nhà môi giới về việc bán và trao đổi tài sản điện tử