Vào năm 2014, IRS đã ban hành Thông Báo 2014-21, 2014-16 I.R.B. 938 (tiếng Anh) giải thích rằng tiền ảo được coi là tài sản cho mục đích về thuế thu nhập Liên Bang và cung cấp ví dụ về cách áp dụng những nguyên tắc thuế lâu đời cho những giao dịch liên quan đến tài sản đối với tiền ảo. Những câu hỏi thường gặp ("FAQ") bên dưới cho biết thêm về các ví dụ được cung cấp trong Thông Báo 2014-21 và áp dụng chính những nguyên tắc thuế lâu đời đó cho các tình huống bổ sung. Lưu ý: Trừ khi có lưu ý khác, những Câu Hỏi Thường Gặp này chỉ áp dụng cho những người đóng thuế nắm giữ tiền ảo dưới dạng tài sản vốn. Để biết thêm thông tin về định nghĩa tài sản vốn, ví dụ về tài sản vốn là gì và không là gì, cũng như việc xử lý thuế đối với các giao dịch tài sản nói chung, xem Ấn Phẩm 544, Bán và Các Hình Thức Thanh Lý Tài Sản Khác (tiếng Anh). Hỏi 1: Tiền ảo là gì? Đáp 1. Tiền ảo là một đại diện kỹ thuật số của giá trị thay vì đại diện của đồng đô-la Mỹ hoặc tiền tệ ngoại quốc ("tiền thật"), có chức năng như một đơn vị tài khoản, một phương tiện lưu trữ giá trị và một phương tiện trao đổi. Một số loại tiền ảo có thể được chuyển đổi, có nghĩa là chúng có giá trị tương đương tiền thật hoặc đóng vai trò thay thế cho tiền thật. IRS sử dụng thuật ngữ "tiền ảo" trong những Câu Hỏi Thường Gặp này để mô tả nhiều loại tiền ảo có thể chuyển đổi được sử dụng làm phương tiện trao đổi, chẳng hạn như tiền kỹ thuật số và tiền điện tử. Dù có được gọi là gì, nếu một tài sản cụ thể có các đặc điểm của tiền ảo thì sẽ được coi là tiền ảo cho các mục đích về thuế thu nhập Liên Bang. Hỏi 2. Tiền ảo được xử lý như thế nào đối với các mục đích về thuế thu nhập Liên Bang? Đáp 2. Tiền ảo được coi là tài sản và những nguyên tắc chung về thuế có thể được áp dụng cho giao dịch tài sản cũng áp dụng được cho giao dịch sử dụng tiền ảo. Để biết thêm thông tin về việc xử lý thuế đối với tiền ảo, xem Thông Báo 2014-21. Để biết thêm thông tin về việc xử lý thuế đối với các giao dịch tài sản, xem Ấn Phẩm 544, Bán và Các Hình Thức Thanh Lý Tài Sản Khác (tiếng Anh). Hỏi 3. Tiền điện tử là gì? Đáp 3. Tiền điện tử là một loại tiền ảo sử dụng mật mã để bảo mật những giao dịch được ghi lại dưới dạng kỹ thuật số trên sổ cái phân tán, chẳng hạn như blockchain (chuỗi khối). Một giao dịch liên quan đến tiền điện tử được ghi lại trên sổ cái phân tán được gọi là giao dịch "trên chuỗi"; một giao dịch không được ghi lại trên sổ cái phân tán được gọi là giao dịch "ngoài chuỗi". Hỏi 4. Liệu tôi có phải xác định khoản lãi hay lỗ khi bán tiền ảo của mình lấy tiền thật không? Đáp 4. Có. Khi bán tiền ảo, quý vị phải xác định bất kỳ khoản lãi hoặc lỗ vốn nào khi bán sao cho phải tuân thủ mọi giới hạn về khả năng khấu trừ lỗ vốn. Để biết thêm thông tin về tài sản vốn, lãi vốn và lỗ vốn, xem Ấn Phẩm 544, Bán và Các Hình Thức Thanh Lý Tài Sản Khác (tiếng Anh). Hỏi 5. Mẫu 1040 của năm 2020 hỏi rằng tại bất kỳ thời điểm nào trong năm 2020, tôi có nhận, bán, gửi, trao đổi hoặc thu được bất kỳ khoản lãi tài chính nào bằng bất kỳ loại tiền ảo nào hay không. Trong năm 2020, tôi đã mua tiền ảo bằng tiền thật và không có giao dịch tiền ảo nào khác trong năm đó. Tôi có phải trả lời có cho câu hỏi của Mẫu 1040 không? (cập nhật ngày 2 tháng 3 năm 2022) Đáp 5. Không. Nếu các giao dịch duy nhất của quý vị liên quan đến tiền ảo trong năm 2020 là mua tiền ảo bằng tiền thật, thì quý vị không bắt buộc phải trả lời có cho câu hỏi của Mẫu 1040. Hỏi 5 (a): Mẫu 1040 của năm 2021 hỏi rằng tại bất kỳ thời điểm nào trong năm 2021, tôi có nhận, bán, gửi, trao đổi hoặc thu được bất kỳ khoản lãi tài chính nào bằng bất kỳ loại tiền ảo nào hay không. Trong năm 2021, tôi đã mua tiền ảo bằng tiền thật và không có giao dịch tiền ảo nào khác trong năm đó. Tôi có phải trả lời có cho câu hỏi của Mẫu 1040 không? (bổ sung ngày 10 tháng 3 năm 2022) A5(a): Nếu các giao dịch duy nhất của quý vị liên quan đến tiền ảo trong năm 2021 là mua tiền ảo bằng tiền thật, thì quý vị không bắt buộc phải trả lời "có" cho câu hỏi của Mẫu 1040, và thay vào đó, hãy chọn ô “không”. Hỏi 6. Làm cách nào để xác định lãi hay lỗ của tôi là lãi vốn hay lỗ vốn và là ngắn hạn hay dài hạn? Đáp 6. Nếu nắm giữ tiền ảo không quá một năm trước khi bán hoặc trao đổi chúng, thì quý vị sẽ có lãi vốn hoặc lỗ vốn ngắn hạn. Nếu nắm giữ tiền ảo trong hơn một năm trước khi bán hoặc trao đổi chúng, thì quý vị sẽ có lãi vốn hoặc lỗ vốn dài hạn. Khoảng thời gian quý vị nắm giữ tiền ảo (được gọi là "thời kỳ nắm giữ") được tính từ ngày tiếp theo của ngày mà quý vị đã có được tiền ảo và kết thúc vào ngày mà quý vị bán hoặc trao đổi tiền ảo đó. Để biết thêm thông tin về lãi và lỗ vốn ngắn hạn và dài hạn, xem Ấn Phẩm 544, Bán và Các Hình Thức Thanh Lý Tài Sản Khác (tiếng Anh). Hỏi 7. Làm cách nào để tính lãi hoặc lỗ khi tôi bán tiền ảo lấy tiền thật? Đáp 7. Lãi hoặc lỗ của quý vị sẽ là chênh lệch giữa trị giá cơ bản đã điều chỉnh của quý vị trong tiền ảo và số tiền quý vị nhận được khi trao đổi tiền ảo. Quý vị phải khai báo khoản này trên tờ khai thuế thu nhập Liên Bang của mình theo đô-la Mỹ. Để biết thêm thông tin về lãi hoặc lỗ từ việc bán hay trao đổi, xem Ấn Phẩm 544, Bán và Các Hình Thức Thanh Lý Tài Sản Khác (tiếng Anh). Hỏi 8. Làm cách nào để xác định trị giá cơ bản trong tiền ảo mà tôi đã mua bằng tiền thật? Đáp 8. Trị giá cơ bản của quý vị (còn được gọi là "cơ sở chi phí" của quý vị) là số tiền quý vị đã trả, bao gồm phí, hoa hồng và các chi phí khác nhằm có được tiền ảo tính theo đô-la Mỹ. Trị giá cơ bản đã điều chỉnh của quý vị là trị giá cơ bản đã được tăng lên bởi một số khoản chi tiêu và bị giảm đi bởi một số khoản khấu trừ hoặc tín thuế tính theo đô-la Mỹ. Để biết thêm thông tin về trị giá cơ bản, xem Ấn Phẩm 551, Trị Giá Cơ Bản của Tài Sản (tiếng Anh). Hỏi 9. Liệu tôi có thu nhập nếu cung cấp dịch vụ cho người khác và người đó trả cho tôi bằng tiền ảo không? Đáp 9. Có. Khi nhận tài sản, bao gồm cả tiền ảo, để đổi lại việc thực hiện các dịch vụ, cho dù bản thân có thực hiện các dịch vụ với tư cách là một nhân viên hay không, quý vị hãy xác định đó là thu nhập thông thường. Để biết thêm thông tin về thù lao cho các dịch vụ, xem Ấn Phẩm 525, Thu Nhập Chịu Thuế và Không Chịu Thuế (tiếng Anh). Hỏi 10. Tiền ảo mà nhà thầu độc lập nhận được để đổi lại việc thực hiện các dịch vụ có cấu thành thu nhập tự doanh không? Đáp 10. Có. Nói chung, thu nhập tự doanh bao gồm toàn bộ tổng thu nhập mà một cá nhân thu được từ bất kỳ hoạt động thương mại hay kinh doanh nào mà họ không thực hiện với tư cách là nhân viên. Do đó, giá cả phải chăng trên thị trường của tiền ảo nhận được cho các dịch vụ được thực hiện với tư cách là một nhà thầu độc lập được tính bằng đồng đô la Mỹ kể từ ngày nhận sẽ cấu thành thu nhập từ công việc tự doanh và phải chịu thuế tự doanh. Hỏi 11. Liệu tiền ảo được chủ lao động trả dưới dạng thù lao cho các dịch vụ có cấu thành lương bổng cho mục đích nộp thuế lao động không? Đáp 11. Có. Nói chung, việc thù lao của dịch vụ được trả qua phương tiện nào không quan trọng đối với việc xác định liệu khoản thù lao đó có cấu thành lương bổng cho mục đích về thuế lao động hay không. Do đó, giá cả phải chăng trên thị trường của tiền ảo được thanh toán dưới dạng lương bổng được tính bằng đô la Mỹ tại ngày nhận sẽ chịu khấu lưu thuế thu nhập Liên Bang, thuế theo Đạo Luật Đóng Góp Bảo Hiểm Liên Bang (FICA), thuế theo Đạo Luật Thuế Thất Nghiệp Liên Bang (FUTA) và phải được khai báo trên Mẫu W-2, Bản Khai Thuế Và Tiền Lương (tiếng Anh). Xem Ấn Phẩm 15 (Thông Tư E), Hướng Dẫn Về Thuế cho Chủ Lao Động (tiếng Anh) PDF, để nắm được thông tin về việc khấu lưu, ký thác, khai báo và nộp thuế lao động. Hỏi 12. Làm cách nào để tính thu nhập nếu tôi cung cấp dịch vụ và nhận thanh toán bằng tiền ảo? Đáp 12. Khoản thu nhập mà quý vị phải xác định là giá cả phải chăng trên thị trường của tiền ảo được tính bằng đô la Mỹ khi nhận được. Trong một giao dịch trên chuỗi, quý vị sẽ nhận được tiền ảo vào ngày và tại thời điểm mà giao dịch đó được ghi lại trên sổ cái phân tán. Hỏi 13. Làm cách nào để xác định trị giá cơ bản trong tiền ảo mà tôi nhận được cho dịch vụ mà mình đã cung cấp? Đáp 13. Nếu quý vị đã cung cấp dịch vụ cho người khác để đổi lấy tiền ảo và hành động này là một phần của một giao dịch độc lập, trị giá cơ bản của quý vị trong lượng tiền ảo đó là giá cả phải chăng trên thị trường của tiền ảo tính theo đô la Mỹ tại thời điểm nhận được tiền ảo. Để biết thêm thông tin về trị giá cơ bản, xem Ấn Phẩm 551, Trị Giá Cơ Bản của Tài Sản (tiếng Anh). Hỏi 14. Liệu tôi có phải xác định khoản lãi hay lỗ nếu trả cho ai đó bằng tiền ảo vì đã cung cấp dịch vụ cho mình không? Đáp 14. Có. Nếu thanh toán cho một dịch vụ bằng tiền ảo mà bản thân nắm giữ như một tài sản vốn, thì quý vị đã trao đổi tài sản vốn để đổi lấy dịch vụ đó và sẽ có lãi vốn hoặc lỗ vốn. Để biết thêm thông tin về lãi vốn và lỗ vốn, xem Ấn Phẩm 544, Bán và Các Hình Thức Thanh Lý Tài Sản Khác (tiếng Anh). Hỏi 15. Làm cách nào để tính toán lãi hay lỗ khi thanh toán cho các dịch vụ bằng tiền ảo? Đáp 15. Khoản lãi hay khoản lỗ là chênh lệch giữa giá cả phải chăng trên thị trường của những dịch vụ quý vị nhận được và trị giá cơ bản đã được điều chỉnh trong tiền ảo dùng để trao đổi. Để biết thêm thông tin về lãi hoặc lỗ từ việc bán hay trao đổi, xem Ấn Phẩm 544, Bán và Các Hình Thức Thanh Lý Tài Sản Khác (tiếng Anh). Hỏi 16. Liệu tôi phải xác định khoản lãi hay lỗ nếu trao đổi tiền ảo của mình lấy tài sản khác không? Đáp 16. Có. Nếu trao đổi tiền ảo được giữ làm tài sản vốn để đổi lấy tài sản khác, bao gồm cả đổi lấy hàng hóa hay một loại tiền ảo khác, quý vị sẽ phải xác định khoản lãi vốn hoặc lỗ vốn. Để biết thêm thông tin về lãi vốn và lỗ vốn, xem Ấn Phẩm 544, Bán và Các Hình Thức Thanh Lý Tài Sản Khác (tiếng Anh). Hỏi 17. Làm cách nào để tính toán lãi hay lỗ khi tôi trao đổi tiền ảo để đổi lấy tài sản khác? Đáp 17. Khoản lãi hay khoản lỗ là chênh lệch giữa giá cả phải chăng trên thị trường của tài sản quý vị nhận được và trị giá cơ bản đã được điều chỉnh trong tiền ảo dùng để trao đổi. Để biết thêm thông tin về lãi hoặc lỗ từ việc bán hay trao đổi, xem Ấn Phẩm 544, Bán và Các Hình Thức Thanh Lý Tài Sản Khác (tiếng Anh). Hỏi 18. Làm cách nào để xác định trị giá cơ bản trong tài sản mà tôi nhận được khi trao đổi tiền ảo? Đáp 18. Nếu quý vị đã chuyển tiền ảo cho người khác để đổi lấy tài sản khác và hành động này là một phần của một giao dịch độc lập, thì trị giá cơ bản của quý vị trong tài sản đó là giá cả phải chăng trên thị trường của tài sản này tại thời điểm trao đổi. Để biết thêm thông tin về trị giá cơ bản, xem Ấn Phẩm 551, Trị Giá Cơ Bản của Tài Sản (tiếng Anh). Hỏi 19. Liệu tôi có phải xác định khoản lãi hay lỗ nếu bán hoặc trao đổi tài sản (không phải đô la Mỹ) để đổi lấy tiền ảo không? Đáp 19. Có. Nếu chuyển tài sản được giữ dưới dạng tài sản vốn để đổi lấy tiền ảo, quý vị sẽ phải xác định khoản lãi vốn hoặc lỗ vốn. Nếu chuyển tài sản không phải là tài sản vốn để đổi lấy tiền ảo, quý vị sẽ phải xác định khoản lãi hoặc lỗ thông thường. Để biết thêm thông tin về lãi và lỗ, xem Ấn Phẩm 544, Bán và Các Hình Thức Thanh Lý Tài Sản Khác (tiếng Anh). Hỏi 20. Làm cách nào để tính toán khoản lãi hay lỗ khi tôi trao đổi tài sản để đổi lấy tiền ảo? Đáp 20. Khoản lãi hay lỗ của quý vị là chênh lệch giữa giá cả phải chăng trên thị trường của tiền ảo tại thời điểm nhận được (thông thường là khi giao dịch được ghi lại trên sổ cái phân tán) và trị giá cơ bản đã điều chỉnh của quý vị trong tài sản được trao đổi. Để biết thêm thông tin về lãi hoặc lỗ từ việc bán hay trao đổi, xem Ấn Phẩm 544, Bán và Các Hình Thức Thanh Lý Tài Sản Khác (tiếng Anh). Hỏi 21. Làm cách nào để xác định trị giá cơ bản trong tiền ảo mà tôi nhận được để đổi lấy tài sản? Đáp 21. Nếu quý vị đã chuyển tài sản cho người khác để đổi lấy tiền ảo và hành động này là một phần của một giao dịch độc lập, trị giá cơ bản của quý vị trong lượng tiền ảo đó là giá cả phải chăng trên thị trường của tiền ảo tính theo đô la Mỹ tại thời điểm nhận được tiền ảo. Để biết thêm thông tin về trị giá cơ bản, xem Ấn Phẩm 551, Trị Giá Cơ Bản của Tài Sản (tiếng Anh). Hỏi 22. Một trong những loại tiền điện tử của tôi đã trải qua một đợt hard fork (cập nhật mới) nhưng tôi không nhận được bất kỳ loại tiền điện tử mới nào. Liệu tôi có thu nhập không? Đáp 22. Một đợt hard fork xảy ra khi tiền điện tử trải qua một sự thay đổi giao thức dẫn đến sự phân tách vĩnh viễn khỏi sổ cái phân tán cũ. Điều này có thể dẫn đến việc tạo ra một loại tiền điện tử mới trên sổ cái phân tán mới bên cạnh tiền điện tử cũ trên sổ cái phân tán cũ. Nếu tiền điện tử của quý vị đã trải qua đợt hard fork nhưng quý vị không nhận được bất kỳ loại tiền điện tử mới nào, cho dù thông qua airdrop (một hình thức phân phối tiền điện tử đến nhiều địa chỉ sổ cái phân tán của người đóng thuế) hoặc các hình thức chuyển tiền khác, quý vị sẽ không có thu nhập chịu thuế. Hỏi 23. Một trong những loại tiền điện tử của tôi đã trải qua một đợt airdrop theo sau một đợt hard fork và tôi đã nhận được tiền điện tử mới. Liệu tôi có thu nhập không? Đáp 23. Nếu một đợt airdrop xảy ra theo sau một đợt hard fork và quý vị nhận được tiền điện tử mới, quý vị sẽ có thu nhập chịu thuế trong năm chịu thuế nhận được số tiền điện tử đó. Hỏi 24. Làm cách nào để tính thu nhập từ tiền điện tử mà tôi nhận được sau đợt hard fork? Đáp 24. Khi nhận được tiền điện tử từ một đợt airdrop theo sau một đợt hard fork, quý vị sẽ có thu nhập thông thường bằng với giá cả phải chăng trên thị trường của tiền điện tử mới tại thời điểm nhận được, tức là khi giao dịch được ghi lại trên sổ cái phân tán, với điều kiện quý vị có quyền quản lý và kiểm soát tiền điện tử sao cho bản thân có thể chuyển đổi, bán, trao đổi hoặc thanh lý tiền điện tử theo cách khác. Hỏi 25. Làm cách nào để xác định trị giá cơ bản của tôi trong tiền điện tử mà tôi nhận được sau một đợt hard fork? Đáp 25. Nếu nhận được tiền điện tử từ đợt airdrop sau một đợt hard fork, thì trị giá cơ bản của quý vị trong số tiền điện tử đó bằng với số tiền mà quý vị đã gộp vào thu nhập trên tờ khai thuế thu nhập Liên Bang của mình. Số tiền được bao gồm trong thu nhập là giá cả phải chăng trên thị trường của tiền điện tử tại thời điểm quý vị nhận được. Quý vị đã nhận được tiền điện tử tại thời điểm mà quý vị có thể chuyển đổi, bán, trao đổi hoặc thanh lý theo cách khác số tiền ảo này, thường là khi ngày và giờ mà airdrop được ghi lại trên sổ cái phân phối. Xem Điều Luật Thu Thuế 2019-24 (tiếng Anh) Để biết thêm thông tin về trị giá cơ bản, xem Ấn Phẩm 551, Trị Giá Cơ Bản của Tài Sản (tiếng Anh). Hỏi 26. Tôi đã nhận được tiền điện tử thông qua một nền tảng dành cho giao dịch tiền điện tử; nghĩa là thông qua một sàn giao dịch tiền điện tử. Làm cách nào để xác định giá cả phải chăng trên thị trường của tiền điện tử tại thời điểm nhận? Đáp 26. Nếu quý vị nhận được tiền điện tử trong một giao dịch được tạo điều kiện bởi sàn giao dịch tiền điện tử, giá trị của số tiền điện tử đó là số tiền được sàn giao dịch ghi lại cho giao dịch đó tính theo đô la Mỹ. Nếu giao dịch được thực hiện thông qua sàn giao dịch tập trung hay sàn giao dịch phi tập trung nhưng không được ghi lại trên sổ cái phân tán, hoặc nói cách khác là một giao dịch ngoài chuỗi, thì giá cả phải chăng trên thị trường là số tiền mà số tiền điện tử đó được giao dịch trên sàn giao dịch vào ngày và giờ mà giao dịch đúng ra sẽ được ghi lại trên sổ cái nếu đó là một giao dịch trên chuỗi. Hỏi 27. Tôi đã nhận tiền điện tử trong giao dịch ngang hàng hoặc một số loại giao dịch khác mà không liên quan đến sàn giao dịch tiền điện tử. Làm cách nào để xác định giá cả phải chăng trên thị trường của tiền điện tử tại thời điểm nhận? Đáp 27. Nếu quý vị nhận tiền điện tử trong giao dịch ngang hàng hoặc một số giao dịch khác không được tạo điều kiện bởi sàn giao dịch tiền điện tử, thì giá cả phải chăng trên thị trường của tiền điện tử được xác định kể từ ngày và giờ mà giao dịch được ghi lại trên sổ cái phân tán, hoặc đúng ra sẽ được ghi lại trên sổ cái nếu đó là một giao dịch trên chuỗi. IRS sẽ chấp nhận dùng giá trị được xác định bởi công cụ tìm kiếm của tiền điện tử hoặc blockchain mà phân tích được các chỉ số của một loại tiền điện tử trên toàn thế giới và tính toán chính xác giá trị của tiền điện tử theo ngày và giờ làm bằng chứng về giá cả phải chăng trên thị trường. Nếu không sử dụng giá trị của công cụ tìm kiếm, quý vị phải xác nhận rằng giá trị mình đã sử dụng là đại diện chính xác của giá cả phải chăng trên thị trường của tiền điện tử. Hỏi 28. Tôi đã nhận được tiền điện tử không có giá trị được công bố để đổi lấy tài sản hay dịch vụ. Làm cách nào để xác định giá cả phải chăng trên thị trường của tiền điện tử? Đáp 28. Khi quý vị nhận tiền điện tử để khi trao đổi tài sản hay dịch vụ mà tiền điện tử đó không được giao dịch trên bất kỳ sàn giao dịch nào và không có giá trị được công bố, thì giá cả phải chăng trên thị trường của tiền điện tử nhận được bằng với giá cả phải chăng trên thị trường của tài sản hoặc dịch vụ được dùng để đổi lấy tiền điện tử khi giao dịch được thực hiện. Hỏi 29. Khi nào thời kỳ nắm giữ của tôi bắt đầu đối với tiền điện tử mà tôi nhận được? Đáp 29. Thời kỳ nắm giữ của quý vị bắt đầu vào ngày mà quý vị đã nhận được tiền điện tử. Để biết thêm thông tin về thời kỳ nắm giữ, xem Ấn Phẩm 544, Bán và Các Hình Thức Thanh Lý Tài Sản Khác (Tiếng Anh). Hỏi 30. Liệu tôi có thu nhập khi soft fork (cập nhật tương thích ngược) của tiền điện tử mà tôi sở hữu xảy ra không? Đáp 30. Không. Một soft fork xảy ra khi sổ cái phân tán trải qua một sự thay đổi giao thức mà không dẫn đến việc phân tách sổ cái và do đó không dẫn đến việc tạo ra một loại tiền điện tử mới. Bởi vì soft fork không dẫn đến việc quý vị nhận được tiền điện tử mới, nên quý vị sẽ ở vào vị thế giống như trước khi có soft fork, tức là soft fork sẽ không mang lại bất kỳ thu nhập nào cho quý vị. Hỏi 31. Tôi đã nhận được tiền ảo dưới dạng một món quà tặng có thiện chí. Liệu tôi có thu nhập không? Đáp 31. Không. Nếu nhận tiền ảo dưới dạng một món quà tặng có thiện chí, quý vị sẽ không phải xác định khoản thu nhập cho đến khi quý vị bán, trao đổi hoặc thanh lý lượng tiền ảo đó. Để biết thêm thông tin về quà tặng, xem Ấn Phẩm 559, Người Sống Sót, Người Thi Hành và Quản Trị Viên (tiếng Anh). Hỏi 32. Làm cách nào để xác định trị giá cơ bản của tôi trong tiền ảo mà tôi đã nhận được dưới dạng món quà tặng có thiện chí? Đáp 32. Trị giá cơ bản của quý vị trong tiền ảo nhận được dưới dạng quà tặng có thiện chí khác nhau tùy thuộc vào việc quý vị có lãi hay lỗ khi bán hay thanh lý số tiền ảo này. Để xác định xem quý vị có khoản lãi hay không, trị giá cơ bản của quý vị bằng với trị giá cơ bản của người tặng biếu cộng với mọi khoản thuế đánh trên quà tặng mà người tặng biếu đã trả cho món quà tặng đó. Để xác định xem quý vị có khoản lỗ hay không, trị giá cơ bản của quý vị bằng số tiền nhỏ hơn giữa trị giá cơ bản của người tặng biếu hoặc giá cả phải chăng trên thị trường của tiền ảo tại thời điểm nhận được quà tặng. Nếu không có bất kỳ tài liệu nào để chứng minh cho trị giá cơ bản của người tặng biếu, thì trị giá cơ bản của quý vị là bằng không. Để biết thêm thông tin về trị giá cơ bản của tài sản nhận được dưới dạng quà tặng, xem Ấn Phẩm 551, Trị Giá Cơ Bản của Tài Sản (tiếng Anh). Hỏi 33. Thời kỳ nắm giữ đối với số tiền ảo mà tôi nhận được dưới dạng quà tặng là bao lâu? Đáp 33. Thời kỳ nắm giữ số tiền ảo mà quý vị nhận được dưới dạng quà tặng bao gồm cả thời gian mà số tiền ảo đó được nắm giữ bởi người đã đưa quà tặng cho quý vị. Tuy nhiên, nếu quý vị không có tài liệu chứng minh cho thời kỳ nắm giữ của người đó, thì thời kỳ nắm giữ của quý vị bắt đầu kể từ ngày mà quý vị đã nhận được món quà tặng. Để biết thêm thông tin về thời kỳ nắm giữ, xem Ấn Phẩm 544, Bán và Các Hình Thức Thanh Lý Tài Sản Khác (Tiếng Anh). Hỏi 34. Nếu tôi tặng biếu tiền ảo cho một tổ chức từ thiện, liệu tôi có phải xác định khoản thu nhập hay lãi hoặc lỗ không? Đáp 34. Nếu tặng biếu tiền ảo cho một tổ chức thiện nguyện được mô tả trong Mục 170 (c) của Luật Thuế Vụ , quý vị sẽ không phải xác định khoản thu nhập hay lãi hoặc lỗ từ việc tặng biếu đó. Để biết thêm thông tin về các khoản đóng góp thiện nguyện, xem Ấn Phẩm 526, Đóng Góp Thiện Nguyện (tiếng Anh). Hỏi 35. Làm cách nào để tính khoản khấu trừ đóng góp thiện nguyện khi tôi tặng biếu tiền ảo? (tiếng Anh) Đáp 35. Khoản khấu trừ đóng góp thiện nguyện của quý vị thường bằng với giá cả phải chăng trên thị trường của tiền ảo tại thời điểm tặng biếu nếu quý vị đã nắm giữ tiền ảo trong hơn một năm. Nếu quý vị đã nắm giữ tiền ảo không quá một năm tại thời điểm biếu tặng, khoản khấu trừ của quý vị sẽ là số tiền thấp hơn giữa trị giá cơ bản của quý vị trong tiền ảo và giá cả phải chăng trên thị trường của tiền ảo tại thời điểm đóng góp. Để biết thêm thông tin về các khoản khấu trừ đóng góp thiện nguyện, xem Ấn Phẩm 526, Đóng Góp Thiện Nguyện (tiếng Anh). Hỏi 36. Khi tổ chức thiện nguyện của tôi chấp nhận các khoản tặng biếu bằng tiền ảo, trách nhiệm xác nhận của người tặng biếu là gì? (bổ sung ngày 26 tháng 12 năm 2019) Đáp 36. Một tổ chức thiện nguyện có thể hỗ trợ người tặng biếu bằng cách cung cấp văn bản xác nhận đồng thời mà người tặng biếu phải có được nếu yêu cầu khoản khấu trừ từ $250 trở lên cho khoản tặng biếu bằng tiền ảo. Xem Ấn Phẩm 1771, Chứng Minh Đóng Góp Thiện Nguyện và Yêu Cầu Tiết Lộ (tiếng Anh) PDF để biết thêm thông tin. Một tổ chức thiện nguyện thường được yêu cầu ký Mẫu 8283, Đóng Góp Thiện Nguyện Không Phải Tiền Mặt (tiếng Anh) của người tặng biếu, qua đó xác nhận đã nhận tài sản khấu trừ thiện nguyện nếu người tặng biếu yêu cầu khoản khấu trừ lớn hơn $5.000 và nếu nhà tài trợ xuất trình Mẫu 8283 cho tổ chức để xin chữ ký chứng minh khoản khấu trừ thuế. Chữ ký của người được tặng biếu trên Mẫu 8283 không thể hiện sự đồng tình về giá trị được định của tài sản được đóng góp. Chữ ký thể hiện sự xác nhận đã nhận tài sản được mô tả trong Mẫu 8283 vào ngày được chỉ định. Đồng thời, chữ ký thể hiện rằng bên được tặng biếu hiểu những yêu cầu khai báo thông tin do mục 6050L đề ra đối với việc thanh lý tài sản được biếu tặng (xem phần thảo luận của Mẫu 8282 trong Câu Hỏi Thường Gặp 37). Xem hướng dẫn cho Mẫu 8283 (tiếng Anh) để biết thêm thông tin. Hỏi 37. Khi tổ chức thiện nguyện của tôi chấp nhận các khoản tặng biếu bằng tiền ảo, các yêu cầu khai báo cho IRS của tôi là gì? (bổ sung ngày 26 tháng 12 năm 2021) Đáp 37. Tổ chức thiện nguyện nhận tiền ảo nên coi khoản tặng biếu như một khoản đóng góp không phải tiền mặt. Xem Ấn Phẩm 526, Đóng Góp Thiện Nguyện (tiếng Anh), để biết thêm thông tin. Trách nhiệm của các tổ chức từ thiện được miễn thuế bao gồm: Các tổ chức từ thiện khai báo các khoản đóng góp không phải tiền mặt trên tờ khai thuế hàng năm theo loạt Mẫu 990 (tiếng Anh) và Bảng M liên quan, nếu có. Tham khảo hướng dẫn của Mẫu 990 và Bảng M để biết thêm thông tin. Tổ chức từ thiện phải nộp Mẫu 8282, Bản Kê Khai Dữ Kiện Để Khai Thuế Của Người Được Tặng Biếu (tiếng Anh), nếu họ bán, trao đổi hoặc thanh lý theo cách khác tài sản khấu trừ thiện nguyện (hoặc bất kỳ phần nào của tài sản đó) - chẳng hạn như bán tiền ảo lấy tiền thật như được mô tả trong Câu Hỏi Thường Gặp 4 - trong vòng ba năm sau ngày mà họ nhận tài sản ban đầu và cung cấp cho người tặng biếu đó một bản sao của mẫu đơn. Xem hướng dẫn cho Mẫu 8282 (tiếng Anh) để biết thêm thông tin. Hỏi 38. Liệu tôi có phải xác định khoản thu nhập, lãi hoặc lỗ nếu sở hữu nhiều ví, tài khoản hoặc địa chỉ kỹ thuật số có khả năng lưu giữ tiền ảo và chuyển tiền ảo của tôi từ nơi này sang nơi khác không? Đáp 38. Không. Nếu quý vị chuyển tiền ảo từ ví, địa chỉ hoặc tài khoản của mình sang ví, địa chỉ hoặc tài khoản khác cũng thuộc về quý vị, thì việc chuyển tiền đó là một sự kiện không chịu thuế, ngay cả khi quý vị nhận được bản kê khai dữ kiện để khai thuế từ một sàn giao dịch hoặc nền tảng do bản thân đã chuyển tiền. Hỏi 39. Tôi sở hữu nhiều đơn vị của một loại tiền ảo, trong số chúng có một số đơn vị được mua vào ở những thời điểm khác nhau và có trị giá cơ bản khác nhau. Nếu bán, trao đổi hoặc thanh lý theo cách khác một số đơn vị của loại tiền ảo đó, tôi có thể chọn đơn vị nào đã được coi là đã bán, trao đổi hoặc thanh lý theo cách khác không? Đáp 39. Có. Quý vị có thể chọn đơn vị tiền ảo nào được coi là được bán, trao đổi hoặc thanh lý theo cách khác nếu quý vị có thể xác định cụ thể (những) đơn vị tiền ảo nào có liên quan đến giao dịch và chứng minh trị giá cơ bản của quý vị trong những đơn vị đó. Hỏi 40. Làm cách nào để xác định một đơn vị tiền ảo cụ thể? Đáp 40. Quý vị có thể xác định một đơn vị tiền ảo cụ thể bằng cách ghi lại mã định danh kỹ thuật số duy nhất của đơn vị cụ thể đó chẳng hạn như khóa riêng tư, khóa công khai và địa chỉ, hoặc bằng những văn kiện thể hiện thông tin giao dịch cho mọi đơn vị của một loại tiền ảo cụ thể, chẳng hạn như Bitcoin, được giữ trong một tài khoản, ví hoặc địa chỉ. Thông tin này phải hiển thị (1) ngày và thời gian từng đơn vị được mua, (2) trị giá cơ bản của quý vị và giá cả phải chăng trên thị trường của từng đơn vị tại thời điểm mua, (3) ngày và thời gian từng đơn vị được bán, trao đổi, hoặc thanh lý theo cách khác, và (4) giá cả phải chăng trên thị trường của mỗi đơn vị khi được bán, trao đổi hoặc thanh lý theo cách khác, và số tiền hoặc giá trị của tài sản nhận được cho mỗi đơn vị. Hỏi 41. Làm cách nào để tôi giải trình việc mua bán, trao đổi hoặc các hình thức thanh lý đơn vị tiền ảo khác nếu tôi không xác định cụ thể những đơn vị đó? Đáp 41. Nếu quý vị không xác định các đơn vị cụ thể của tiền ảo, các đơn vị được coi là đã được bán, trao đổi hoặc thanh lý theo cách khác theo thứ tự thời gian bắt đầu bằng đơn vị tiền ảo mà quý vị đã mua hoặc có được sớm nhất; nghĩa là theo hình thức vào trước, ra trước (FIFO). Hỏi 42. Nếu tôi tham gia vào một giao dịch liên quan đến tiền ảo nhưng không nhận được bản khai người được trả tiền hoặc bản kê khai dữ kiện để khai thuế như Mẫu W-2 hoặc Mẫu 1099, thì khi nào tôi phải khai báo thu nhập hay lãi hoặc lỗ trên tờ khai thuế thu nhập Liên Bang của mình? Đáp 42. Quý vị phải khai báo thu nhập, lãi hoặc lỗ từ mọi giao dịch chịu thuế liên quan đến tiền ảo trên tờ khai thuế thu nhập Liên Bang của mình cho năm chịu thuế thực hiện giao dịch đó, bất kể số tiền là gì hay quý vị có bản khai người được trả tiền hoặc bản kê khai dữ kiện để khai thuế hay không. Hỏi 43. Tôi phải khai báo lãi vốn hoặc lỗ vốn từ tiền ảo của mình ở đâu? Đáp 43. Quý vị phải khai báo hầu hết các giao dịch bán cũng như các giao dịch vốn khác và tính toán lãi hoặc lỗ vốn theo các mẫu đơn và hướng dẫn của IRS, bao gồm cả trên Mẫu 8949, Bán và Các Hình Thức Thanh Lý Tài Sản Vốn Khác (tiếng Anh), và sau đó tổng hợp lãi vốn và lỗ vốn có thể khấu trừ trên Mẫu 1040, Bảng D, Lãi Vốn và Lỗ Vốn (tiếng Anh). Hỏi 44. Tôi phải báo cáo thu nhập thông thường từ tiền ảo của mình ở đâu? Đáp 44. Quý vị phải báo cáo thu nhập thông thường từ tiền ảo trên Mẫu 1040, Tờ Khai Thuế Cá Nhân Của Hoa Kỳ, Mẫu 1040-SS (tiếng Anh), Mẫu 1040-NR (tiếng Anh), hoặc Mẫu 1040, Bảng 1, Thu Nhập Bổ Sung và Các Mục Điều Chỉnh đối với Thu Nhập (tiếng Anh) PDF nếu có. Hỏi 45. Tôi có thể tìm hiểu thêm thông tin về việc xử lý thuế đối với tiền ảo ở đâu? (cập nhật Ngày 27 Tháng 6 Năm 2023) Đáp 45. Thông tin về tiền ảo có sẵn tại IRS.gov/digitalassets. Nhiều câu hỏi về việc xử lý thuế đối với tiền ảo có thể được giải đáp bằng cách tham khảo Thông Báo 2014-21 (tiếng Anh) và Điều Luật Thu Thuế 2019-24 (tiếng Anh). Hỏi 46. Tôi cần có những văn kiện nào liên quan đến các giao dịch bằng tiền ảo của mình? Đáp 46. Luật Thuế Vụ và các quy định yêu cầu người đóng thuế phải có những văn kiện đủ khả năng chứng minh cho vị thế được đưa ra trên tờ khai thuế. Do đó, quý vị nên duy trì, ví dụ như, văn kiện ghi lại các biên lai, giao dịch mua bán, trao đổi hoặc các hình thức thanh lý tiền ảo khác và giá cả phải chăng trên thị trường của tiền ảo. Chủ Đề Tham Khảo/Liên Quan Tài sản điện tử Thông báo IRS 2014-21, IRB 2014-16 (tiếng Anh) Điều Luật Thu Thuế 2019-24 (tiếng Anh)