IR-2019-43, ngày 15 tháng 3 năm 2019 — Việc che giấu tiền hoặc tài sản trong các tài khoản ở nước ngoài không được báo cáo vẫn nằm trong danh sách các trò lừa đảo thuế “Dirty Dozen” của Sở Thuế Vụ năm 2019, cơ quan này ngày hôm nay cho biết. Được tổng hợp hàng năm, danh sách "Dirty Dozen", liệt kê một loạt các trò gian lận phổ biến mà người đóng thuế có thể gặp phải bất cứ lúc nào, bao gồm cả các âm mưu ở nước ngoài. Nhiều trong số các âm mưu này đạt mức đỉnh trong mùa khai thuế khi mọi người chuẩn bị khai thuế hoặc tìm kiếm giúp đỡ để khai thuế. Người đóng thuế nên cảnh giác với các âm mưu lẩn tránh ở nước ngoài. Sau khi IRS tăng cường nỗ lực về các vấn đề ở nước ngoài trong những năm gần đây, nhiều người đóng thuế đã tự nguyện tiết lộ sự tham gia của họ trong các âm mưu này. IRS đã thực hiện hàng ngàn cuộc kiểm toán dân sự liên quan đến nước ngoài mà dẫn đến việc phải trả hàng chục triệu đô la tiền thuế chưa nộp. IRS cũng đã theo đuổi các cáo buộc hình sự dẫn đến hàng tỷ đô la tiền phạt hình sự và bồi thường. Sự trốn thuế ở nước ngoài vẫn là tiêu điểm chính của toàn bộ các nỗ lực thực thi của IRS", Ủy viên IRS Chuck Rettig cho biết. "Nhóm Điều Tra Hình Sự và thi hành án dân sự của chúng tôi phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư Pháp trên phạm vi quốc tế để đảm bảo luật thuế quốc gia chúng ta được tuân thủ". Người đóng thuế mà đang cân nhắc việc che giấu tiền hoặc tài sản ở nước ngoài nên suy nghĩ kỹ; các hình phạt dân sự và xử phạt hình sự có thể nghiêm trọng". Những trò gian lận bất hợp pháp loại này có thể dẫn đến các hình phạt cũng như tiền lãi đáng kể và có thể bị truy tố hình sự. Phòng Điều Tra Hình Sự của IRS phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư Pháp để ngăn chặn các vụ lừa đảo và truy tố những tên tội phạm đứng đằng sau. Che giấu thu nhập ở nước ngoài Trong những năm qua, nhiều cá nhân đã được xác định là trốn thuế Hoa Kỳ bằng cách cố gắng che giấu thu nhập trong các ngân hàng nước ngoài, tài khoản môi giới hoặc bằng các thực thể được ủy thác. Sau đó, họ truy cập vào các quỹ này bằng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng hoặc chuyển tiền qua hệ thống điện báo. Những người khác đã sử dụng các quỹ tín thác nước ngoài, kế hoạch cho thuê nhân viên (employee-leasing), niên kim cá nhân hoặc các chương trình bảo hiểm cho cùng một mục đích. IRS sử dụng thông tin thu được từ các cuộc điều tra của mình để theo dõi người đóng thuế với các tài khoản chưa được khai báo, cũng như các chuyên viên ngân hàng và những người khác bị nghi ngờ giúp khách hàng che giấu tài sản của họ ở nước ngoài. Mặc dù có những lý do chính đáng để duy trì tài khoản tài chính ở nước ngoài nhưng cần phải thỏa mãn các yêu cầu về báo cáo. Những người đóng thuế ở Hoa Kỳ mà duy trì các tài khoản như vậy nhưng không tuân theo các yêu cầu về báo cáo là đang vi phạm pháp luật và có nguy cơ bị phạt rất nặng, cũng như có khả năng bị truy tố hình sự. IRS nhắc nhở những người đóng thuế đã không báo cáo chính xác các khoản đầu tư ra nước ngoài của họ hoặc không trả thuế cho thu nhập do các khoản đầu tư này để họ tự động khai báo. Do hoàn cảnh của người nộp thuế rất khác nhau, IRS có một số lựa chọn để giải quyết việc không tuân thủ. Báo cáo của bên thứ ba Theo Đạo Luật Tuân Thủ Về Thuế Đối Với Tài Khoản Nước Ngoài (Foreign Account Tax Compliance Act hay FATCA) và mạng lưới các thỏa thuận liên chính phủ giữa Hoa Kỳ và các khu vực pháp lý của đối tác, việc báo cáo tài khoản bên thứ ba một cách tự động được tiếp tục. IRS nhận được nhiều thông tin hơn về khả năng không tuân thủ của người Mỹ nhờ có Chương trình Ngân hàng Thụy Sĩ của Bộ Tư Pháp. Nhờ có thông tin này, việc các tài khoản tài chính ở nước ngoài sẽ không bị IRS chú ý đến là ít có khả năng xảy ra. Hình phạt cho việc không báo cáo đúng các giao dịch ở nước ngoài có thể rất nghiêm trọng. Có thể tìm thấy bản tóm tắt về các hình phạt có thể áp dụng này cũng như bản so sánh về những gì phải được báo cáo trong Mẫu đơn 8938, Báo Cáo Cụ Thể Tài Sản Tài Chính Nước Ngoài, và Báo Cáo Tài Khoản Tài Chính và Tài Khoản ở Ngân Hàng Nước Ngoài (FBAR) trên trang IRS.gov.